Viễn thị (hyperopia) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một tật khúc xạ của mắt. Viễn thị đang là một trong những căn bệnh quái đản mà không ít người già lẫn người trẻ hiện nay đang mắc bệnh này. Vậy bệnh viễn thị là gì? Nó nguy hại như thế nào đến bạn? Và nguyên nhân gây viễn thị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viễn thị và các triệu chứng bệnh viễn thị trong bài viết này nhé!
1. Tổng quát về bệnh viễn thị
1.1 Viễn thị là gì?
- Tật viễn thị là tình trạng khi mắt bạn không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Trong một số trường hợp viễn thị nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể nhìn những thứ ở khoảng cách rất xa. Viễn thị có thể di truyền trong gia đình. Triệu chứng của tật này khá giống với tật lão thị ở người già.
- Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc quá dẹt (mỏng) hoặc trục trước và sau của cầu mắt ngắn quá. Điều đó khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc. Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.
- Viễn thị bẩm sinh: một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị. Trong đó, một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Số khác có thể bị viễn thị tiến triển, cần điều chỉnh bằng kính.
1.2 Các hậu quả của bệnh viễn thị
- Giảm chất lượng cuộc sống. Ở trẻ em, viễn thị không được điều trị có thể gây ra các vấn đề học tập.
- Mỏi mắt: viễn thị không điều trị có thể khiến nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.
- Mất an toàn khi lái xe hay vận hành thiết bị nặng
2. Nguyên nhân gây viễn thị
Đa phần các tật về mắt như: viễn thị, cận thị, loạn thị, nhược thị,… sẽ có những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Do di truyền từ bố mẹ, gen.
- Do bị va chạm dẫn đến chấn thương mắt, cụ thể là chấn thương võng mạc dẫn đến bị tật ở mắt.
- Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết: nguyên nhân này khá hy hữu vì hầu như chúng ta ngày nay không quá thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn có ít trường hợp bị tật cho thiếu chất dinh dưỡng.
- Môi trường làm việc chất lượng thấp. Việc bạn ngồi trong căn phòng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, không khí, không gian thoải mái cũng có thể gây ra bệnh về mắt và các bệnh lý khác nữa.
- Khối u ở mắt, đây được xem là những bệnh khá nặng cần phải phẫu thuật.
- Stress công việc hoặc tổn thương tinh thần, thần kinh.
3. Ai bị viễn thị
- Như đã đề cập trước đó, đây là tình trạng mắt thông thường, có thể ảnh hưởng đến bạn ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng của viễn thị khi bạn già đi, đặc biệt là sau tuổi 40.
- Điều này có thể gây ra một vài sự nhầm lẫn với lão thị. Vì lão thị cũng ảnh hưởng đến con người khi họ già đi và có các triệu chứng giống với viễn thị.
- Viễn thị cũng có thể ảnh hưởng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng thị lực của chúng có thể tự điều chỉnh một cách tự nhiên khi chúng lớn lên.
4. Thói quen xấu dẫn đến việc làm cho bệnh viễn thị nặng hơn
Một vài thói quen xấu có thể bạn mắc phải khiến cho đôi mắt của bạn ngày càng mệt mõi và mắc nhiều bệnh:
- Thường xuyên làm việc thâu đêm, không chăm sóc và cho đôi mắt nghỉ ngơi.
- Ở trong không gian tối và trước màn hình máy tính, điện thoại di động với cường độ ánh sáng xanh mạnh.
- Stress và không tìm giải pháp, duy trì tình trạng mệt mõi kéo dài
- Ăn uống không đều độ, thiếu chất.
- Yếu tố di truyền: bạn sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ của bạn cũng bị viễn thị.
- Nếu bạn mắc bệnh võng mạc hoặc đang có khối u mắt.
5. Các dấu hiệu và triệu chứng của viễn thị
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của tật khúc xạ viễn thị bao gồm:
- Nhức đầu, đau thái dương.
- Mỏi mắt, đau mắt.
- Tầm nhìn mờ, đặc biệt là đối tượng gần
- Lo âu, mệt mỏi
- Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt.
- Bộ mặt viễn thị: do muốn nhìn rõ mắt phải cố gắng điều tiết thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn.
- Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong cho cảm giác là đôi mắt rất tinh.
- Lé trong.
Triệu chứng của viễn thị khác nhau tùy từng người. Vì thế nếu nghi ngờ mình bị viễn thị hãy đi khám ngay tại các bệnh viện để bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị.
6. Chẩn đoán viễn thị như thế nào?
Các bác sĩ có thể chẩn đoán viễn thị và các tật khúc xạ khác trong khi khám mắt toàn diện. Thông qua các dụng cụ đặc biệt. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn có bị viễn thị hay không và viễn thị nặng hay nhẹ.
7. Độ viễn thị
- Những người bị chứng viễn thị bởi vì họ thường nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách rõ ràng hơn các đồ vật gần. Giống như cận thị, mức độ tăng thị lực được đo bằng các đơn vị đo lường mô tả cường độ thấu kính.
- Trên kính thuốc cận thị có số âm và kính thuốc viễn thị có số dương. Nếu trên gọng kính của bạn có ghi +2.0 diop hoặc ít hơn có nghĩa bạn bị viễn thị nhẹ. Nếu độ viễn từ +2.0 đến +4.0 diop được cho là vừa phải. Từ +4.0 trở lên gọi là viễn thị nặng.
8. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ để xem có vấn đề nào với mắt hay không. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Nguồn tham khảo: youmed.vn